1. Tại sao cần chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi?

Thức ăn chăn nuôi tuy không phải là sản phẩm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng có thể ảnh hưởng gián tiếp và gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Từ thực tế này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-183:2016/BNNPTNT, QCVN 01-78:2011/BNNPTNT và QCVN 1-77:2011/BNNPTNT để kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy để sản phẩm của mình được lưu thông trên thị trường. Đây cũng là cách để các doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín đối với khách hàng.
 

2. Giới thiệu dịch vụ chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi

Để giám sát chặt chẽ hơn đồng thời tăng chất lượng sản phẩm khi lưu thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra quy định chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này.

Vinacontrol CE đã được Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định đánh giá chứng nhận hợp quy các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho Gà, Vịt, Lợn, Bê Bò theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành theo Thông tư 61/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư 81/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN 01-183:2016/BNNPTNT về quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm.

Bên cạnh hoạt động chứng nhận và công bố hợp quy cho thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm này cần thực hiện công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi thương mại và đăng ký vào danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu thông trên thị trường. Vinacontrol CE có thể hướng dẫn hồ sơ công bố hợp quy và thủ tục đăng ký vào danh mục cho doanh nghiệp; thử nghiệm các chỉ tiêu dinh dưỡng của sản phẩm phục vụ cho việc đăng ký vào danh mục nêu trên.

 

Có hai phương thức thường được áp dụng: Quy trình theo phương thức 3 hoặc 5 (Thường áp dụng đối với các nhà sản xuất trong nước):

Quy trình chứng nhận hợp quy  theo phương thức 7 hoặc 8 (Thường áp dụng đối với các nhà nhập khẩu):

1. Đăng ký chứng nhận;
2. Nộp các hồ sơ, chứng từ nhập khẩu;
3. Kiểm tra hồ sơ, chứng từ;
4. Kiểm tra mẫu điển hình tại hiện trường; Lấy mẫu thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng;
5. Thông báo kết quả kiểm tra;
6. Lưu hồ sơ.