15 loại hàng hóa nhóm 2 sẽ được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu từ 01/7/2018
Nghị định 74/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/05/2018 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2018 hướng dẫn thi hành Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
15 loại hàng hóa nhóm 2 sẽ được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu từ 01/7/2018
Nghị định 74/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/05/2018 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2018 hướng dẫn thi hành Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nghị định 74/2018/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung điều kiện kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường. Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (gọi tắt là sản phẩm, hàng hoá nhóm 2) nhập khẩu, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa được thực hiện thông qua việc xem xét hoạt động công bố hợp quy của người nhập khẩu.
Việc công bố hợp quy được quy định chi tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo một trong các biện pháp sau: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân; Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật; Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Trường hợp, người nhập khẩu thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì thực hiện đăng ký kiểm tra và trả kết quả kiểm tra chất lượng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Nghị định 74/2018/NĐ-CP cũng quy định cụ thể các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu. Cụ thể như sau:
15 loại sản phẩm, hàng hóa miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu
1- Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
2- Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
3- Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;
4- Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm thương mại (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
5- Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
6- Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế;
7- Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập - tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
8- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
9- Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ);
10- Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho thương nhân nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu;
11- Hàng hóa kinh doanh bán miễn thuế cho khách xuất cảnh (quản lý theo chế độ tạm nhập - tái xuất);
12- Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;
13- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
14- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
15- Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cần đối chiếu theo danh mục trên để kiểm tra sản phẩm, hàng hóa của mình có nằm trong yêu cầu phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam hay không. Đối với hàng hóa thuộc đối tượng cần chứng nhận hợp quy khi nhập khẩu, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cũng phải được thực hiện theo quy định của Nhà nước. Việc chứng nhận này sẽ được tổ chức chứng nhận đã được các cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Nghị định 74/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/05/2018 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2018 hướng dẫn thi hành Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nghị định 74/2018/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung điều kiện kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường. Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (gọi tắt là sản phẩm, hàng hoá nhóm 2) nhập khẩu, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa được thực hiện thông qua việc xem xét hoạt động công bố hợp quy của người nhập khẩu.
Việc công bố hợp quy được quy định chi tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo một trong các biện pháp sau: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân; Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật; Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Trường hợp, người nhập khẩu thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì thực hiện đăng ký kiểm tra và trả kết quả kiểm tra chất lượng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Nghị định 74/2018/NĐ-CP cũng quy định cụ thể các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu. Cụ thể như sau:
15 loại sản phẩm, hàng hóa miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu
1- Hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
2- Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
3- Mẫu hàng để quảng cáo không có giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất; mẫu hàng để thử nghiệm phục vụ giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng;
4- Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm thương mại (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
5- Quà biếu, tặng trong định mức thuế (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
6- Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức thuế;
7- Hàng hóa, vật tư, thiết bị, máy móc tạm nhập - tái xuất không tiêu thụ và sử dụng tại Việt Nam (không bao gồm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe đạp điện);
8- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
9- Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa tiêu thụ);
10- Nguyên liệu, vật tư, hàng mẫu để gia công cho thương nhân nước ngoài, để sản xuất hàng xuất khẩu;
11- Hàng hóa kinh doanh bán miễn thuế cho khách xuất cảnh (quản lý theo chế độ tạm nhập - tái xuất);
12- Hàng hóa tái nhập khẩu để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài;
13- Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
14- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
15- Các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh (loại hình phi mậu dịch) theo quy định pháp luật.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cần đối chiếu theo danh mục trên để kiểm tra sản phẩm, hàng hóa của mình có nằm trong yêu cầu phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam hay không. Đối với hàng hóa thuộc đối tượng cần chứng nhận hợp quy khi nhập khẩu, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cũng phải được thực hiện theo quy định của Nhà nước. Việc chứng nhận này sẽ được tổ chức chứng nhận đã được các cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.