DỊCH VỤ CHỨNG NHẬN HACCP
An toàn thực phẩm và cạnh tranh
Thực phẩm là nhu yếu phẩm thiết yếu không thể thay thế của con người. An toàn vệ sinh lại là một yếu tố không thể tách rời đối với thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm thực phẩm thương mại. Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với những áp lực của thị trường và cạnh tranh của đối thủ về việc đảm bảo vệ sinh an toàn cho sản phẩm của mình.
Việc Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của chúng ta, nếu muốn xuất khẩu sản phẩm thực phẩm, bắt phải tuân thủ các yêu cầu khắt khe về vệ sinh dịch tễ (SPS), các yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm của khách hàng ở các nước phát triển hơn.
Việc lựa chọn tiêu chuẩn HACCP hoặc tiêu chuẩn ISO 22000 để chuẩn hóa các hoạt động quản lý an toàn thực phẩm là một giải pháp cơ bản và hiệu quả để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm.
Việc Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của chúng ta, nếu muốn xuất khẩu sản phẩm thực phẩm, bắt phải tuân thủ các yêu cầu khắt khe về vệ sinh dịch tễ (SPS), các yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm của khách hàng ở các nước phát triển hơn.
Việc lựa chọn tiêu chuẩn HACCP hoặc tiêu chuẩn ISO 22000 để chuẩn hóa các hoạt động quản lý an toàn thực phẩm là một giải pháp cơ bản và hiệu quả để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm.
1.Giới thiệu dịch vụ chứng nhận HACCP
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points - tiếng Việt là Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, giúp nhận diện, đánh giá, và kiểm soát các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm(theo Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex Quốc tế - CAC).
Mối nguy ở đây là các tác nhân sinh học, hóa học hay vật lý học của thực phẩm, hoặc tình trạng của thực phẩm có khả năng tác động gây hại cho sức khỏe con người.
HACCP gồm 7 nguyên tắc:
1) Nhận diện mối nguy;
2) Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP - Critical Control Points);
3) Xác định giới hạn tới hạn cho mỗi CCP;
4) Thiết lập thủ tục giám sát CCP;
5) Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khi giới hạn tới hạn bị phá vỡ;
6) Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP;
7) Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP.
HACCP được hình thành như thế nào?
Năm 1959, NASA đặt hàng một công ty sản xuất thực phẩm & nước giải khát lớn của Hoa Kỳ là Pillsbury cung cấp loại thực phẩm có thể dùng được trên không gian với các điều kiện sau:
- Thực phẩm phải được thiết kế sao cho có thể ăn được trong môi trường không trọng lượng, không vấy bẩn và không gây ngắn mạch cho các mạch điện;
- Thực phẩm không được chứa vi sinh vật và phải đạt độ an toàn càng gần 100% càng tốt.
Để đáp ứng được điều này, Pillsbury cần phải có một phương pháp giúp phòng ngừa các vấn đề về an toàn thực phẩm và họ đã nhận thấy tại Natick (một cơ quan dịch vụ hậu cần của quân đội Hoa Kỳ – nay gọi là Soldier System Center) sử dụng hệ thống Modes of Failure cho các nhà cung cấp dược phẩm. Pillsbury đã dựa trên hệ thống này để thực hiện một số sửa đổi và đưa nó trở thành HACCP như hiện nay.
Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex Quốc tế (CAC) đã chuyển các nguyên tắc của HACCP thành các yêu cầu của một tiêu chuẩn mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003, (phiên bản tiếng Việt là TCVN 5603:2008). Tổ chức này cũng khuyến cáo nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Vinacontrol Cert sử dụng tiêu chuẩn này làm chuẩn mực để chứng nhận cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm.
Áp dụng HACCP như thế nào?
Trình tự áp dụng chứng nhận HACCP gồm 12 bước, 05 bước đầu tiên là:
Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex Quốc tế (CAC) đã chuyển các nguyên tắc của HACCP thành các yêu cầu của một tiêu chuẩn mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003, (phiên bản tiếng Việt là TCVN 5603:2008). Tổ chức này cũng khuyến cáo nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Vinacontrol Cert sử dụng tiêu chuẩn này làm chuẩn mực để chứng nhận cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm.
Áp dụng HACCP như thế nào?
Trình tự áp dụng chứng nhận HACCP gồm 12 bước, 05 bước đầu tiên là:
- Thành lập đội HACCP;
- Ghi chép, thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối);
- Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm;
- Vạch sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm;
- Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm.
07 bước tiếp theo chính là áp dụng từng nguyên tắc theo trình tự nêu trên.
Thời gian áp dụng tùy thuộc vào năng lực xây dựng, điều chỉnh, bổ sung phần cứng bao gồm nhà xưởng, thiết bị máy móc, công cụ và trang bị bảo hộ lao động phù hợp với các yêu cầu của điều kiện tiên quyết của HACCP. Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào việc bố trí, tập trung các nguồn lực vào quá trình đào tạo, xây dựng tài liệu, áp dụng, cải tiến và duy trì hệ thống của doanh nghiệp (và tổ chức tư vấn, nếu có).
Thời gian áp dụng tùy thuộc vào năng lực xây dựng, điều chỉnh, bổ sung phần cứng bao gồm nhà xưởng, thiết bị máy móc, công cụ và trang bị bảo hộ lao động phù hợp với các yêu cầu của điều kiện tiên quyết của HACCP. Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào việc bố trí, tập trung các nguồn lực vào quá trình đào tạo, xây dựng tài liệu, áp dụng, cải tiến và duy trì hệ thống của doanh nghiệp (và tổ chức tư vấn, nếu có).
2.Lợi ích áp dụng chứng nhận HACCP
Đối với doanh nghiệp:
- Nâng cao uy tín chất lượng phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu;
- Được phép sử dụng dấu chứng nhận HACCP trong các tài liệu hoặc các phương tiện khác để quảng bá, tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng;
- Là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu và là cơ sở của chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của Nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài;
- Giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi; cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường; cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đối với khách hàng (người tiêu dùng):
- Giảm nguy cơ các bệnh truyền qua thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm;
- Cải thiện cuộc sống về phương diện sức khỏe và kinh tế - xã hội.
Đối với nhà nước:
- Cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm;
- Giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại;
- Tạo lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm.
3.Đối tượng áp dụng chứng nhận HACCP:
- Tất cả mọi đối tượng liên quan trong chuỗi thực phẩm (trang trại, nhà máy sản xuất, vận chuyển , bảo quản…);
- Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (rau, củ, quả, thịt, cá, trứng, sữa, thủy hải sản…); đồ uống (bia, rượu, nước giải khát, nước khoáng,…); đồ khô ( bánh kẹo, gia vị, café, chè,…);
- Hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại; nhà hàng, khách sạn;
- Các lĩnh vực khác (sản xuất bao gói, đóng hộp,…).
4.Chứng nhận HACCP của Vinacontrol CE
Vinacontrol Cert hiện đã chứng nhận và duy trì chứng nhận HACCP cho trên 80 tổ chức, doanh nghiệp trong nhiều loại hình khác nhau, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổng công ty Nhà nước.
Vinacontrol CE là đơn vị có kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong lĩnh vực kiểm định chứng nhận, luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp những thông tin tốt nhất 24/7 hãy liên hệ Hotline: 0936.198.789
Quy trình chứng nhận HACCP
HACCP certification procedure