1. Tại sao cần chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị?

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khi nhà xưởng sử dụng các thiết bị máy móc có nguy cơ mất an toàn thì cần phải kiểm soát. Nếu việc kiểm tra máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không được chú trọng thì rất dễ gây ra những sai hỏng trong quá trình sản xuất, thâm hụt chi phí, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Xác định được tầm quan trọng của việc vận hành máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về tai nạn lao động trong sản xuất, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật chứng nhận hợp quy cho một số máy móc thiết bị như sau:

- Nồi hơi, bình chịu áp lực;

- Thiết bị nâng;

- Thang máy điện;

- Pa lăng điện;

- Thang cuốn, băng tải chở người;

- Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng 1.000 kg trở lên;

- Dụng cụ điện cầm tay chuyển động bằng động cơ;

- Hệ thống lạnh;

- Găng tay cách điện;

- Ủng cách điện;

- Mặt nạ phòng độc;

- Mũ an toàn công nghiệp;

- Bán mặt nạ lọc bụi;

- Hệ thống chống rơi ngã cá nhân;

- Ống cách điện chứa bọt và sào cách điện;

- Kính hàn.

Chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị là hoạt động đánh giá, xác nhận đối tượng sao cho phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, nhằm bảo vệ người sử dụng, đảm bảo thiết bị, máy móc phải được vận hành một cách an toàn. Từ đó, các máy móc thiết bị không đạt chuẩn về chất lượng lưu hành trên thị trường sẽ bị loại bỏ để đảm bảo an toàn cho người vận hành thiết bị.
 

2. Giới thiệu dịch vụ chứng nhận sản phẩm hợp quy thiết bị, máy móc

Chứng nhận sản phẩm hợp quy quốc gia (QCVN) có tính bắt buộc, những đơn vị sản xuất, kinh doanh những sản phẩm hàng hóa nằm trong danh mục thuộc quy chuẩn quy định thì bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy. Tổ chức chứng nhận hợp quy phải có sự chỉ định của các cơ quan quản lý.

Vinacontrol CE đã được chỉ định thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy cho các thiết bị, máy móc.

Có hai phương thức thường được áp dụng: Quy trình theo phương thức 3 hoặc 5 (Thường áp dụng đối với các nhà sản xuất trong nước):

Quy trình chứng nhận hợp quy  theo phương thức 7 hoặc 8 (Thường áp dụng đối với các nhà nhập khẩu):

1. Đăng ký chứng nhận;
2. Nộp các hồ sơ, chứng từ nhập khẩu;
3. Kiểm tra hồ sơ, chứng từ;
4. Kiểm tra mẫu điển hình tại hiện trường; Lấy mẫu thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng;
5. Thông báo kết quả kiểm tra;
6. Lưu hồ sơ.
Dấu chứng nhận
Certification Mark