DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ ĐIỆN

 

1. Tại sao phải Kiểm định thiết bị điện ?

Tai nạn về điện là một trong những nguyên nhân gây chết người hàng đầu trong tai nạn lao động và hoạt động dân dụng. Điều đáng nói là một hệ thống an toàn có khả năng loại trừ hầu như hoàn toàn khả năng này. Do đó, việc kiểm định an toàn kỹ thuật và kiểm tra định kỳ hệ thống điện là cực kỳ quan trọng.
 

2. Cung cấp dịch vụ Kiểm định thiết bị điện

Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Vinacontrol CE (VNCE) là Công ty được chỉ định thực hiện việc kiểm định đối với các thiết bị điện có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Về khái quát, những thiết bị này bao gồm những thiết bị có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và môi trường. Chính vì lý do này, thiết bị điện phải được kiểm định và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, thiết bị điện phải được kiểm định định kỳ ( thời gian giữa 2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng thiết bị).


 

3. Danh Mục Các thiết bị điện cần kiểm định an toàn kỹ thuật
Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định có quy định chi tiết tại Phụ lục I của Thông tư 33/2015/TT-BCT, một số như:

- Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa; QTKĐ kỹ thuật an toàn Cầu dao cách ly, Cầu dao tiếp địa – Ký hiệu WI 1628.

- Sào cách điện, QTKĐ kỹ thuật an toàn Sào cách điện – Ký hiệu WI 1630.

- Cáp điện, QTKĐ kỹ thuật an toàn Cáp điện – Ký hiệu WI 1634.
- Máy cắt, QTKĐ kỹ thuật an toàn Máy cắt điện – Ký hiệu WI 1635.

- Máy biến áp, QTKĐ kỹ thuật an toàn Máy biến áp – Ký hiệu WI 1637.

- Chống sét van, QTKĐ kỹ thuật an toàn Chống sét van – Ký hiệu WI 1638
 

4. Nơi nào cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị điện uy tín

Vinacontrol là đơn vị có kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong lĩnh vực kiểm định thiết bị điện, luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp những thông tin tốt nhất 24/7 hãy liên hệ Hotline: 0936 198 789

Việc kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện được thực hiện bởi tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp và đã đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 8 Thông tư 33/2015/TT-BCT.

Nội dung quy trình kiểm định do tổ chức kiểm định xây dựng trên cơ sở quy trình khung do Bộ Công Thương ban hành. Trường hợp chưa có quy trình khung, tổ chức kiểm định xây dựng, ban hành quy trình kiểm định (bao gồm cả Biên bản kiểm định) cho từng loại thiết bị trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 33/2015/TT-BCT; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam; quy định, hướng dẫn của nhà chế tạo. Các hạng mục và phương pháp kiểm định phải được thể hiện trong từng quy trình cụ thể.

– Ngay sau khi kết thúc kiểm định thiết bị dụng cụ điện đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định ở vị trí không bị che khuất, dễ quan sát và tránh được tác động không có lợi của môi trường. Mẫu tem kiểm định theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 33/2015/TT-BCT.

– Trường hợp thiết bị, dụng cụ điện ở vị trí/môi trường không thể thực hiện việc dán tem thì khi kết thúc kiểm định được cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2015/TT-BCT.

– Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm định, Biên bản kiểm định phải được gửi đến tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện được kiểm định.